Lời mở đầu Kịch thơ Việt Nam

văn học Châu Âu từ thế kỷ 17 đã có kịch thơ dùng để diễn và dùng để đọc. Trong lịch sử văn học cổ Trung Quốc hầu như không có kịch thơ, mà chỉ có ca kịch. Hý khúc của nước ấy tuy có sử dụng các bản thuộc "thể bản xoang" (gồm hai loại câu 7 chữ và 10 chữ là chủ yếu), nhưng là hát chứ không phải để đọc hay ngâm trong lúc diễn.

Việt Nam trước những năm 1935-1940, cũng chỉ có tuồngchèo. Tuy hai loại hình này có sử dụng thơ, nhưng khi diễn tấu nó phải được ngâm hay hát theo giọng tuồng hoặc chèo.

Phải cho đến khi phong trào Thơ mới ra đời (đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20) và đã có được những thành tựu rực rỡ, thì kịch thơ mới bắt đầu xuất hiện. Theo GS. Phạm Thế Ngũ thì lúc bấy giờ, lối kịch thơ ra ra đời, vừa cứu vớt kịch nói (thoại kịch) khỏi cái tẻ nhạt của câu nói thông thường, vừa thỏa mãn một nhu cầu xướng ngâm của người Việt nên rất được hoan nghênh[2].